Ở các giải đấu bóng đá thời gian gần đây khái niệm var thường được nhắc đến nhiều, nhất là tại các mùa giải như Worlcup hay Euro. Vậy công nghệ var trong bóng đá được hiểu như thế nào? Nó được sử dụng như thế nào đến trận bóng? Hãy cùng chúng tôi đi đọc các thông tin trong bài viết này.
Công nghệ var trong bóng đá là gì?
Var là gì?
VAR là viết tắt của cụm từ Video Assistant Referee, được hiểu là dùng hình ảnh video để giúp đỡ các trọng tài trong việc nhận định một tình huống trong trận đấu. Người ta hay gọi là “công nghệ VAR” nhưng thật ra công nghệ var trong bóng đá là một hình thức giám sát trận đấu theo kiểu mới.
VAR bao gồm một đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn giám sát qua video. Đội ngũ kỹ thuật viên này ngồi trong một phòng kỹ thuật được thiết kế rất nhiều màn hình được kết nối rất nhiêu những máy quay ở mọi góc độ tại một sân bóng, nơi đang diễn ra một trận bóng đá.
Các màn hình được dùng để giám sát đều là hàng đặc chủng, có chất lương phân tích hình ảnh cao, cung cấp hình ảnh sắc nét và có thêm những tính năng chia màn hình theo chiều ngang hoặc chiều dọc để kỹ thuật viên so sánh vị trí của cầu thủ cũng như của quả bóng.
Công dụng của var
Hiện tại, công nghệ var được áp dụng để hỗ trợ, giúp đỡ các trọng tài bắt trực tiêp nắm bắt tình hình trận đấu và có thể đề ra những quyết định chuẩn xác nhất trong những trường hợp gây tranh cãi. Những trường hợp gây tranh cãi việt vị, cầu thủ để bóng chạm tay trong vòng 16m50, những lần phạm lỗi nhanh và kín, mức độ và bản chất của những lần phạm lỗi, bàn thắng ma, bàn thắng có hợp lệ hay không hợp lệ…
Công nghệ var trong bóng đá có nguồn gốc từ đâu?
Cha đẻ của công nghệ var trong bóng đá là Mike van der Roest, ông là một trong những trọng tài có tiếng ở Hà Lan trước kia. Tuy chưa bao giờ có cơ hội bắt các trận bóng quốc tế, tên tuổi Roest sẽ còn được nhắc đến trong nhiều thập niên nữa với sáng kiến về VAR.
Câu chuyện bắt đầu vào ngày 27/6/2010, Roest ngồi ở nhà xem World Cup. Đó là trận tứ kết giữa Đội tuyển Đức và Đội tuyển Anh, và một tình huống giữa trận khiến ông rất băn khoăn. “Bàn thắng ma” của Lampard bị từ chối làm Roest suy nghĩ hơn cả kết quả cuối cùng của trận đấu.
Những ai còn nhớ về pha bóng tranh cãi đó chắc chắn còn nhớ sau cú sút của Lampard, bóng đập xà ngang dội xuống đất, đi vào trong khung thành gần nửa mét rồi bay ra ngoài.
Ở thời điểm ấy, Đội tuyển Anh vừa ghi bàn rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2. Mọi chuyện có thể sẽ thay đổi nếu như bàn thắng của Lampard được công nhận. Nhưng thay vì hỏi ý kiến trợ lý, trọng tài chính Jorge Larrionda chỉ giơ tay từ chối. Trận đấucó kết quả cùng tỷ số 4-1 nghiêng về Đội tuyển Đức.
Ngay từ lúc đó, Roest đã suy nghĩ về sai lầm của trọng tài Larrionda và cách để hạn chế những sai lầm đó. Roest liền phát kiến ra một hệ thống để hỗ trợ trọng tài ra quyết định chính xác.
Sau “bóng đá tổng lực”, người Hà Lan lại đi trước trong “công nghệ hỗ trợ trọng tài tổng lực”. Goal-line chỉ là một bước đệm nhỏ để bước tới VAR. Bây giờ VAR đã sử dụng ở những giải đấu hàng đầu thế giới như Premier League. Roest tin rằng VAR là công cụ hỗ trợ rất tốt cho những trọng tài. Ông biết trọng tài cần được hỗ trợ để tránh xảy ra tai tiếng trong công việc vốn đã đầy tranh cãi này.
Công nghệ var trong bóng đá hoạt động như thế nào?
Với Mike van der Roest là người cs ý tướng phát kiến ra VAR. Vì thế bóng đá Hà Lan trở thành nơi đầu tiên được thí điểm để các chuyên gia của FIFA có thể thấy VAR vận hành như thế nào, ảnh hưởng đến trận đấu ra sao, xem xét có nên áp dụng hay không.
Bây giờ, trước mỗi trận đấu, ngoài những trọng tài biên trên sân, trọng tài chính còn có thêm một “trợ lý VAR”. Thay vì căng cờ hay bấm bảng điện tử thay người, trợ lý VAR không cần trực tiếp ra sân. Người đó có thể ở xa trọng tài chính cả ngàn km, sẽ giữ liên lạc suốt trận đấu.
Trợ lý VAR ngồi quan sát trận đấu trước màn hình, từ nhiều góc máy quay khác nhau rồi xem xét tình huống một cách khách quan nhất. Hình ảnh và video tình huống còn có thể được phát lại để trọng tài chính xem xét rõ ràng hơn.
Khi phát hiện ra lỗi hoặc một tình huống mắc sai lầm mà trọng tài không để ý đến, kỹ thuật viên VAR sẽ thông báo đến tai nghe của trọng tài để trọng tài biết và chọn phương án xử lý. Khi đó, trọng tài có thể cho qua hoặc dừng trận đấu để xem xét lại tình huống mà trợ lý VAR thông báo để đưa ra những nhận định.
Trong trận đấu xuất hiện những tình huống gây cãi nhau giữa hai đội hoặc giữa các chân sút với nhận định của trọng tài như việt vị, bàn thắng, để bóng chạm vào tay trong vòng cấm, phạm lỗi, ăn vạ… thì trọng tài có thể chủ động yêu cầu kỹ thuật viên VAR xem lại trên băng hình, xử lý hình ảnh và truyền ra hỉnh ảnh đặt trên đường pitch để trọng tài tự mình xem xét và đánh giá.
Vì sao công nghệ var trong bóng đá gây tranh cãi?
Mục tiêu đích của Mike van der Roest khi nghĩ ra VAR là tìm cách hỗ trợ trọng tài một cách tốt nhất bằng hình ảnh để hạn chế tối đa khả năng mắc sai lầm trong bóng đá có rất nhiều tranh cãi này. Nhưng đáng tiếc, càng áp dụng, VAR càng bị chê bai và gây ra nhiều tranh cãi hơn. Một nhóm những người thường хuуên xem các trận đấu ᴄho biết họ không biết lúᴄ nào một quуết định ѕử dụng VAR đượᴄ хem хét.
Trong khi đó, nhóm người kháᴄ lại ᴄho rằng mặc kệ ѕự ᴄan thiệp ᴄủa máу móᴄ, những tình huống gâу tranh ᴄãi ᴠẫn luôn là một phần không thể thiếu ᴄủa bóng đá.Một nhà báo Hà Lan khẳng định: “Bóng đá vốn là môn thể thao bảo thủ. Các trọng tài hay mắc rất nhiều lỗi, và nhiều lần người xem không hài lòng vì điều đó. Kết quả các trận bóng đá giờ không còn phụ thuộc vào các chân sút nữa, mà là trọng tài. Vì vậy hải dùng VAR ngay”.
Tuy nhiên, đến ngày công nghệ var trong bóng đá chính thức đưa vào áp dụng ở VCK World Cup 2018, mọi chuyện bắt đầu chìm trong những tranh cãi hỗn độn. Tình huống đầu tiên được áp dụng VAR là trận đấu ở bảng B giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Phút 24, Diego Costa vượt qua Pepe trong pha tranh chấp tay đôi để làm thủng lưới đối phương , san bằng tỷ số 1-1. Trong lúc các chân sút Tây Ban Nha ăn mừng bàn thắng, trọng tài chính Gianlca Rocchi liên lạc với kỹ thuật viên VAR ở cách ông gần 2.000 cây số. Chỉ đến khi trợ lý VAR nói: “Bàn thắng hợp lệ”thì trận đấu mới tiếp tục. Fernando Santos, HLV trưởng Đội tuyển Bồ Đào Nha vô cùng bực tức vì quyết định đó.
Sau trận đấu ông giận dữ nói: “Rõ ràng Costa đã phạm lỗi, thế mà trọng tài vẫn công nhận bàn thắng”. Sau khi tình huống được quay lại, rõ ràng trợ lý VAR đã bỏ qua pha đánh cùi chỏ vào mặt Pepe của Costa. Thậm chí ngay cả chân sút Costa cũng thừa nhận anh mắc lỗi, và trọng tài có thể thổi phạt.
Trong trận đấu giữa Pháp và Australia, trọng tài chính thổi cho Pháp 1 quả phạt đền vì một tình huống diễn ra trước đó tới 15 phút. Vì sao phải tốn nhiều thời gian đến vậy trước khi ra quyết định? Đó chính là khoảng thời gian trợ lý VAR xem xét lại pha phạm lỗi để tư vấn trọng tài chính thổi phạt đền.
Công nghệ var trong bóng đá tỏ ra rất có hiệu quả ở những tình huống đưa ra các nhận định về phạt đền, để bóng chạm tay trong vòng cấm, phạm lỗi, ăn vạ hay bóng đã chạm vào lưới hay chưa. Tuy nhiên, VAR đặc biệt gây tranh cãi ở những tình huống việt vị dẫn tới không công nhận một bàn thắng hay một đợt tấn công.
Sự tinh vi của VAR khiến cho một chân sút cũng có thể bị thổi việt vị nếu cái dây giày của cầu thủ nằm dưới phần thấp nhất của cơ thể đối thủ khi các kỹ thuật viên VAR đo vị trí bằng các vạch màu. Những lỗi việt vị nhờ VAR đã gây ra không biết bao cuộc tranh cãi về tính chính xác của VAR, về sự lệ thuộc của trọng tài vào VAR khi chưa dám đưa ra phán quyết nào nếu chưa tham khảo VAR.
Ngay cả khi đã nhờ VAR, những quyết định của trọng tài cũng còn đầy rẫy sai lầm, đặc biệt là ở những tình huống mang tính quyết định như bóng chạm tay trong vòng cấm là cố tình hay vô tình hay bất khả kháng; phạm lỗi trong vòng cấm nhưng có thể bị phạt đạt hoặc không có.
Những trường hợp được áp dụng VAR
Theo quyết định của FIFA, Công nghệ Var trong bóng đá sẽ chỉ được sử dụng trong một số tình huống nhất định trong một trận đấu. Các tình huống này bao gồm các quả đá phạt 11m, nhận định các lỗi hay bàn thắng và thẻ đỏ trực tiếp.
- Bàn thắng gây tranh cãi: Khi có một đội khiếu nại về bàn thắng được ghi, VAR sẽ được áp dụng giúp trọng tài nhìn lại toàn cảnh quá trình ghi bàn. Nhờ VAR ngay cả những lỗi nhỏ nhất như sượt tay, việt vị chỉ trong vài cm đều có thể bị phát hiện ra. Từ đó, trọng tài sẽ nhận định lại bàn thắng có hợp lý hay không để đưa ra quyết định cuối cùng.
- Penalties: Khu vực vòng cấm là nơi công nghệ var trong bóng đá có ích và được sử dụng thường xuyên nhất. Việc có quyết định thổi phạt của trọng tài có thể được tiếp tục hay hủy bỏ sau khi xem xét hình ảnh từ VAR. Từ đó, đảm bảo việc xử phạt là chuẩn xác nhất.
- Thẻ đỏ trực tiếp: Các hành vi tranh chấp bạo lực của cầu thủ trên sân sẽ được hạn chế nhờ công nghệ VAR. Tuy nhiên, VAR chỉ được sử dụng cụ thể trong những trường hợp có thẻ đỏ trực tiếp, thẻ vàng thứ 2 sẽ không sử dụng công nghệ này.
- Nhận diện những sai lầm của trọng tài: Trên thực tế, không ít trọng tài đã mắc sai lầm khi đưa ra các quyết định khi bắt các trận bóng. Nhờ vào công nghệ VAR, những sự nhầm lẫn của các trọng tài có thể được sửa chữa. Từ đó, đảm bảo mọi nhận định đưa ra đều chính xác và công bằng nhất.
Ưu và nhược điểm của công nghệ var trong bóng đá
Công nghệ var trong bóng đá có nhiều ưu điểm khác nhau. Nhờ var, các trận đấu bóng đá có thể được diễn ra một cách công bằng và chính xác hơn.
Tuy nhiên, var cũng có một số nhược điểm, nổi bật nhất là làm ngắt quãng các cuộc chơi. Tuy nhiên, điều này là cần thiết để đảm bảokết quả trận đấu làm hài lòng mọi người. Khán giả và các chân sút trên sân bóng sẽ hài lòng vì điều này.
Một số câu hỏi về công nghệ var trong bóng đá
Hệ thống công nghệ var trong bóng đá được đặt ở đâu?
Hệ thống công nghệ var trong bóng đá thông thường sẽ được đặt biệt lập. Nó có chức năng và quyền hạn truy cập vào mọi camera được đặt trên sân bóng ở thời điểm đó. Vì vậy hệ thống này sẽ nhanh chóng thông báo cho trọng tài khi nhận định được lỗi.
Dưới đây là tất cả thông tin về công nghệ var, công nghệ sẽ có ảnh hưởng khá lớn tới kết quả các trận đấu tại Worldcup 2018.Dưới đây là tất cả thông tin về VAR, công nghệ sẽ có tác động không nhỏ tới kết quả các trận đấu tại Worldcup 2018. Bị thua oan, Brazil bức xúc đòi FIFA cho xem hình ảnh công nghệ var. Trọng tài công nghệ var, Hàn Quốc để thua tiếc nuối trước Thụy Điển. Cũng nhờ công nghệ var trong bóng đá, Pháp đã thắng Úc.
Công nghệ var trong bóng đá có bị giới hạn sử dụng không?
Không phải với toàn bộ, những công nghệ var trong bóng đá sẽ không được sử dụng trong trường hợp trận đấu đã được tiếp tục. Nếu VAR không phát hiện được sai sót, quả đá phạt, ném biên… trận đấu tất nhiên được tiếp tục.
Bàn thắng không được xác định bởi VAR với trường trường hợp đội tấn công phạm lỗi trong trường hợp dẫn đến bàn thắng. Nhìn chung, với việc áp dụng VAR, trọng tài có thể phạt nguội cầu thủ dù tình huống phạm lỗi đã xảy ra trước đó.
Công nghệ var trong bóng đá hoạt động thế nào trong thực tế?
Trọng tài trong sân nhận tín hiệu từ trọng tài video thông qua một chiếc tai nghe. Tiếp đó, ông sẽ ra hiệu tạm dừng trận đấu và cho các cầu thủ biết rằng có một nhận định đang được xem xét. Nếu nhận định tình huống không có sai lệch, trọng tài sẽ cho phép trận đấu được tiếp tục.
Trường hợp sử dụng VAR: Khi đó, trọng tài chính sẽ ra dấu hiệu bằng cách vẽ lên một hình chữ nhật. Các trọng tài video sẽ nhận định xem xét lại tình huống rồi gửi tới trọng tài chính, người sẽ ra quyết định cuối cùng.
Ở trường hợp này, trọng tài video giúp đỡ trọng tài chính xem lại tình huống bằng một màn hình đặt sát sân bóng. Trọng tài chính sẽ ra dấu hình chữ nhật trước khi đưa ra quyết định của mình. Ở bất kỳ tình huống nào, trọng tài chính cũng phải liên tục đưa ra các quyết định. Trọng tài không thể để trận đấu tiếp tục trong lúc chờ sự trợ giúp từ các trợ lý. Trước đó, trọng tài phải chờ bóng đến một vị trí trung lập trước khi ra tín hiệu trợ lý VAR để xem lại tình huống ban đầu.
Công nghệ var trong bóng đá đã xuất hiện ở những giải đấu nào?
Đầu tiên, công nghệ var trong bóng đá được thử nghiệm tại Anh và một vài trận ở Đức và Ý. Đến năm 2018, lần đầu tiên công nghệ Var được sử dụng chính thức trong một kỳ World Cup.
Liên đoàn bóng đá thế giới hình thức chấp thuận việc sử dụng VAR tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018. Ở một buổi họp của Hội đồng FIFA vào ngày 16 tháng 3 năm 2018. Đây là giải đấu đầu tiên sử dụng công nghệ var trong bóng đá trong suốt cả giải (tại tất cả các trận đấu và tất cả các sân đấu khiến các cầu . Điều này khiến các cầu thủ biết rằng mình sẽ không thể thoát được bất cứ lỗi nào dưới hệ thống công nghệ mới được áp dụng này.
Cơ quan quyền lực nhất thế giới bóng đá muốn làm tăng lên độ chính xác của các quyết định trên sân. “Tôi sẽ nói với các người hâm mộ bóng đá rằng công nghệ var này đem tới những tác động tích cực”, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới Infantino chia sẻ. Theo người đứng đầu Liên đoàn bóng đá thế giới, VAR đã được sử dụng tại khoảng một nghìn trận đấu với độ chính xác từ 93-99%.
Công nghệ Var trong bóng đá đã cho thấy tầm quan trọng của mình khi đóng góp không nhỏ vào một loạt các quyết định chuẩn xác trong trận đấu Bồ Đào Nha gặp Tây Ban Nha, Pháp gặp Úc và Thụy Điển gặp Hàn Quốc. Trước đó, Goal Line là công nghệ bóng đá đầu tiên được áp dụng trong trợ giúp trọng tài vào kỳ World Cup 2014.Trong mùa EURO 2020, công nghệ var cũng đã sử dụng để đảm bảo tính công bằng trong thi đấu.
Rõ ràng, VAR cũng phần nào đó tương tự công nghệ Mắt Diều Hâu – Hawk Eye trong tennis. Tuy nhiên, nếu như Mắt Diều Hâu hỗ trợ trọng tài khá tốt, không bị phản ánh hay gây ra tranh cãi thì VAR ngày càng bị phản đối bởi thay vì làm giảm sự tranh cãi thì nó lại làm tăng sự tranh cãi
VAR được áp dụng đầu tiên tại một số giải bóng đá Hà Lan và chính thức đi vào hoạt động tại VCK World Cup 2018 tại Nga. Sau giải đấu này, ở mùa giải 2018/19 rất nhiều nước cũng đã áp dụng VAR trong các cấp độ giải đấu của mình.
Tính đến nay, đã có 45 giải đấu cấp CÂu lạc bộ trên toàn thế giới sử dụng VAR, trong đó có các giải đấu hàng đầu như Giải vô địch quốc gia Pháp, Đức, Tây Ban Nha…Tại Đông Nam Á, giải vô địch quốc gia Thái Lan cũng đã sử dụng VAR, trong khi V.League đang trên đường chuẩn bị sử dụng công nghệ này. Còn ở cấp độ Đội tuyển quốc gia, hầu hết các giải đấu của FIFA, các Liên đoàn bóng đá lục địa, các Liên đoàn bóng đá khu vực cũng đều đưa VAR vào các giải đấu của mình, điển hình như World Cup, EURO, CAN, CONCACAF Gold Cup, Asian Cup, Copa America…
Công nghệ Var trong bóng đá là công nghệ hoàn toàn mới đã được áp dụng rộng rãi trong các giải đấu trên toàn thế giới.Công nghệ var có rất nhiều ưu điểm vượt trội, thế nhưng không phải khi nào var cũng sẽ làm hài lòng mọi người và luôn được ủng hộ. Trên đâу là những thông tin bạn giúp bạn trả lời ᴄâu hỏi ᴄông nghệ var trong bóng đá là gì? Theo quу định ᴄủa Liên đoàn bóng đá thế giới thì ᴄông nghệ var đượᴄ ѕử dụng trong những trường hợp nào