Trong quá trình sử dụng, chắc hẳn bạn sẽ phải đối mặt với không ít lần biến tần bị hỏng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các lỗi thường gặp của biến tần và hướng dẫn bạn cách sửa chữa biến tần để việc sử dụng thiết bị này được hiệu quả hơn và hạn chế tối đa tình trạng dừng hệ thống dẫn đến những tổn thất về kinh tế.
Biến tần là gì?
Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều có tần số này thành dòng điện xoay chiều có tần số khác có thể điều chỉnh được.
Biến tần là một thiết bị thay đổi tần số của dòng điện đặt vào các cuộn dây bên trong của động cơ, cho phép điều khiển vô cấp tốc độ động cơ mà không cần sử dụng hộp số cơ khí. Biến tần sử dụng các phần tử bán dẫn để đóng ngắt tuần tự dòng điện đặt vào các cuộn dây của động cơ để làm sinh ra từ trường xoay làm quay động cơ.
Có nhiều loại biến tần như: Biến tần AC, Biến tần DC; Biến tần một pha 220V, Biến tần ba pha 220V, Biến tần ba pha 380V, Biến tần 660V ba pha, Biến tần trung thế … Ngoài các dòng biến tần đa năng, các công ty còn sản xuất các dòng biến tần chuyên dụng như: biến tần chuyên dùng cho bơm, quạt; biến tần chuyên dùng cho nâng hạ, cẩu trục; biến tần chuyên dùng cho thang máy;…
Nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi thường gặp của biến tần
Lỗi OC
Kỹ hiệu OC cho lỗi quá dòng. Được chia thành ba trường hợp OC1, OC2, OC3, tương thích với quá dòng khi biến tần tăng tốc, giảm tốc và chạy ở tốc độ ổn định.
Lỗi OC khi đang chạy – không kết nối với motor
Nguyên nhân:
- Pha ngõ ra chạm đất.
- Module IGBT hỏng hóc.
- Mạch dò dòng của thiết bị lỗi.
Khắc phục:
- Thực hiện kiểm tra mô-đun IGBT.
- Đo và kiểm tra độ cách điện của dây pha đầu ra với đất có đảm bảo an toàn hay không.
- Kiểm tra mạch dò dòng của biến tần.
Lỗi OC khi đang chạy – Đã kết nối với motor
Nguyên nhân:
- Công suất của biến tần đang sử dụng không phù hợp với công suất của động cơ.
- Tải quá nặng.
- Thời gian tăng tốc quá ngắn hoặc cài đặt thông số động cơ không chính xác.
- Mô tơ hoặc cách điện của động cơ bị hỏng, hoặc dây nối giữa động cơ và biến tần bị chạm đất.
- Lỗi mạch dò dòng biến tần.
Khắc phục:
Kiểm tra giá trị dòng điện tại thời điểm lỗi và so sánh với giá trị dòng điện định mức.
Nếu giá trị kiểm tra lớn hơn giá trị dòng điện định mức của biến tần được lắp đặt ban đầu:
- Xem công suất biến tần có phù hợp không.
- Kiểm tra xem tải có bị kẹt không.
- Kéo dài thời gian tăng tốc tương ứng.
- Chọn chế độ điều khiển vsensorless vector cho biến tần.
Nếu giá trị kiểm tra nhỏ hơn giá trị dòng điện định mức của biến tần được lắp đặt ban đầu:
- Tiến hành kiểm tra cách điện của động cơ và dây dẫn, mạch dò dòng điện của biến tần.
- Sử dụng biến tần có công suất khác nhau hoặc cùng công suất để điều khiển động cơ.
- Motor hoặc dây dẫn bị hỏng cách điện gây chạm đất khi chạy chính là 1 trong nguyên nhân chính gây lỗi này.
Biến tần báo lỗi OC1, OC3
- Người dùng chỉ cần vệ sinh bộ biến tần và hộp đấu nối dây động cơ thường xuyên.
- Thay thế mạch đo dòng của biến tần.
- Cuối cùng, hãy liên hệ với nhà cung cấp, đơn vị sửa chữa để được hỗ trợ thêm.
Biến tần cấp nguồn báo OC3
Thường là do lỗi mạch dò dòng của biến tần nên xuất hiện lỗi OC3.
Bạn cần:
- Thay hall board hoặc driver board rồi test lại
- Nếu lỗi vẫn còn thì cố gắng thay board điều khiển.
- Cuối cùng bạn phải liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ thêm về bảng mã lỗi biến tần
Lỗi UV
Đây là lỗi điện áp DC bus dưới ngưỡng cho phép. Thông thường xảy ra lỗi trong trường hợp dưới 180V với cấp điện áp 220V và dưới 350V với cấp điện áp là 380V.
Trường hợp 1
Nguyên nhân:
Tình trạng trên có thể do nguồn cung cấp không đủ hoặc công suất tải quá lớn sử dụng chung một bộ nguồn nên bắt đầu xuống cấp. Cũng có thể do dây dẫn sử dụng quá nhỏ.
Khắc phục:
- Nếu một trong hai thiết bị trên không đảm bảo thì nên tăng công suất cấp nguồn lên và tiến hành thay dây dẫn lớn hơn.
- Chọn phương pháp khởi động mềm cho các hệ thống mà các tải lớn dùng chung một nguồn điện.
Trường hợp 2
Khi được cấp điện, công tắc tơ bypass không đóng. Khi có lệnh chạy điện áp, công tắc tơ đóng nhưng rơi rớt, hoặc khi biến tần có lệnh chạy, bus DC rơi trên điện trở sạc.
Nguyên nhân:
- Công tắc tơ bị hư hỏng.
- Hỏng board nguồn.
- Quạt bị hư.
- Sự cố xảy ra với board nguồn hoặc board điều khiển (nhưng rất ít khi xảy ra).
Khắc phục:
- Kiểm tra xem công tắc tơ đã đóng khi có điện chưa. Nếu thiết bị không đóng, công tắc tơ hoặc bo nguồn có thể bị hỏng.
- Kiểm tra công tắc tơ có được nhả ra khi có lệnh hay không. ếu nó bị vậy thì có thể xem quạt có hỏng hóc không.
Lỗi OV
Lỗi OV là lỗi xảy ra khi điện áp bus DC vượt quá ngưỡng cho phép. Tức là, trên 710V khi điện áp là 380V, và trên 410V khi điện áp là 220V. Lỗi được chia thành ba trường hợp: OV1, OV2 và OV3 phù hợp với quá áp trong thời gian tăng tốc, trong thời gian giảm tốc,trong lúc chạy tốc độ ổn định.
Trường hợp 1
Nguyên nhân là do điện áp của nguồn cấp quá cao hoặc do biến tần đang dùng hiển thị sai điện áp DC bus mà phần lớn dẫn đến tình trạng này là do bo công suất bị lỗi.
Trường hợp 2
Lúc này do tốc độ quay của roto lớn hơn tốc độ của từ trường quay của stato tạo ra nên motor hay động cơ trở thành máy phát điện. Nó sẽ phát điện về biến tần làm cho điện áp DC bus tăng cao quá.
- Động cơ có vấn đề hỏng hóc hoặc nó bị 1 tác nhân khiến nó bị kéo, đẩy.
- Thời gian cần thiết để giảm tốc để quá ngắn.
- Đường dây dùng để kết nối biến tần với động cơ thì dài quá, vượt tiêu chuẩn.
Khắc phục
- Kéo dài thêm thời gian giảm tốc phù hợp.
- Sử dụng thêm các điện trở hãm.
- Chia sẻ DC bus với những biến tần khác trong hệ thống.
- Cứ 50m chiều dài đường dây thì gắn 1 cuộn kháng.
- Thay thế động cơ phù hợp yêu cầu.
Lỗi ItE
Nhắc đến ItE thì người ta sẽ nghĩ ngay đến lỗi phần cứng của biến tần.
Nguyên nhân
- Bo điều khiển của biến tần bị hỏng.
- Cảm biến dòng đang sử dụng bị hỏng.
- Mạch dò dòng trên bo công suất bị hỏng.
- Dây cáp nối từ bo công suất đến bo điều khiển bị lỏng lẻo.
Khắc phục
- Nếu dây cáp bị lỏng thì người dùng chỉ cần cắm chặt hoặc thay cáp điều khiển mới hơn.
- Thay thế ngay cảm biến dòng bị hỏng.
- Thay thế loại tương đương với bo điều khiển, bo công suất đang sử dụng bị hỏng.
Lỗi SPO
Chưa kết nối động cơ với biến tần
Người dùng có thể cho biến tần chạy ở 50Hz và tiến hành dùng đồng hồ đo điện áp 3 pha ngõ ra để xem tình hình có cân bằng hay không. Nếu điện áp 3 pha cân bằng thì tình trạng lỗi này có thể do mạch dò áp ở ngõ ra.
Nếu điện áp 3 pha ở ngõ ra không cân bằng thì lỗi sẽ nằm ở mạch kích IGBT.
Đã kết nối động cơ với biến tần
- Động cơ, motor bị hỏng.
- Đường dây dùng để kết nối biến tần với động cơ bị hở mạch.
- Người dùng chọn dây kết nối với biến tần, động cơ quá dài.
Lỗi biến tần SPI
SPI là tên gọi chung cho các lỗi tại pha ngõ vào của biến tần. Nó có ảnh hưởng cực lớn đến hoạt động của biến tần nói chung và các thiết bị nói riêng.
Nguyên nhân
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
- Nguồn cấp điện cho biến tần bị lỗi pha.
- Những dây dẫn để cấp nguồn cho biến tần hoạt động bị hở mạch.
- Các thiết bị như máy cắt, CB hay công tắc tơ… gọi chung là thiết bị đóng cắt cấp nguồn cho biến tần bị lỗi.
- Bo phát hiện pha đầu vào của biến tần bị lỗi.
- Các terminal R, S, T nguồn vào không được siết chặt khi lắp.
- Bo điều khiển hay các bo công suất bị lỗi tuy nhiên điều này trên thực tế thực sự rất hiếm khi xảy ra.
Khắc phục
- Để biết được chính xác hiện tại thiết bị như thế nào và nguồn cấp có đảm bảo không thì kỹ thuật phải dùng đến đồng hồ đo điện áp hay còn gọi là áp kế.
- Kiểm tra các dây dẫn của thiết bị đóng cắt cấp nguồn cho biến tần có bị hở, bị chập hay không.
- Nên tiến hành vệ sinh, làm sạch sẽ chỗ tiếp xúc và xiết chặt các terminal cấp nguồn đầu vào.
- Nếu sau những cách trên mà biến tần vẫn lỗi SPI thì người dùng phải kết nối với nhà cung cấp hay đơn vị sửa chữa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lỗi OL1
Lỗi OL1 là 1 lỗi thỉnh thoảng sẽ gặp phải khi động cơ quá tải. Xảy ra khi dòng điện ở ngõ ra của biến tần lớn hơn giá trị của dòng điện đã được cài đặt ban đầu trong nhóm thông số động cơ P2.05, P02.05.
Nguyên nhân
- Động cơ có công suất làm việc không phù hợp, quá tải do bị kẹt.
- Biến tần bị sự cố lỗi.
- Người dùng chưa cài đặt thông số dòng điện cho động cơ hoặc thông số bảo vệ quá tải động cơ phù hợp nên dẫn đến lỗi.
- Cuối cùng là điện áp của nguồn cấp không đủ yêu cầu.
Khắc phục
- Người dùng cho dừng biến tần và kiểm tra, nếu do tải lớn thì phải điều chỉnh để giảm tải kịp thời.
- Kiểm tra điện áp của nguồn cấp có ổn định và đủ hay không.
- Kỹ sư tiến hành điều chỉnh thông số P2.05, P02.05, P02.27, Pb.03 lần lượt sao cho phù hợp nhất.
- Liên hệ ngay với nhà cung cấp để được hỗ trợ tư vấn và khắc phục triệt để các lỗi sự cố trên.
Lỗi OL2
Nguyên nhân
- Chọn sai biến tần dẫn đến không đủ công suất hoạt động.
- Người sử dụng không biết cách cài đặt thông số hoặc cài đặt thông số không phù hợp với đặc tính chạy.
- Do tải quá nặng khiến hệ thống bị đóng băng hoặc động cơ bị lỗi.
Khắc phục
- Các kỹ sư hoặc kỹ thuật viên cần thường xuyên kiểm tra và lựa chọn biến tần có công suất lớn hơn để đáp ứng yêu cầu hoạt động của hệ thống.
- Quan sát, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời các thông số: bù mômen, chế độ vận hành, đặc tính v / f, thời gian tăng tốc, dò tốc độ trước khi khởi động, cường độ dòng hãm DC khi khởi động, dòng hãm DC khi dừng, hãm DC trước khi khởi động
- Kiểm tra khối lượng công việc và cân nhắc điều chỉnh hệ thống nếu tải quá nặng.
Lỗi OL3
Lỗi này thường xảy ra khi biến tần của bạn bị quá tải. Nguyên lý làm việc tương tự như relay nhiệt điện tử.
Người dùng có thể đặt mức ngưỡng báo cáo lỗi hiện tại và tùy chỉnh thời gian trì hoãn báo cáo lỗi cho phù hợp. Sau đó, kỹ thuật viên phải lên lịch thời gian để kiểm tra tải và các cài đặt của ngưỡng thời gian và dòng điện để đáp ứng từng yêu cầu cụ thể.
Lỗi OUT
Lỗi OUT này là lỗi mô-đun IGBT. Theo sai số của ba pha U, V, W lần lượt là OUT1, OUT2, OUT3. Chúng ta có hai sai lầm phổ biến mà chúng ta thường gặp phải:
Cấp nguồn biến tần báo OUT
- Board điều khiển biến tần bị lỗi hoặc board nguồn bị lỗi.
- Do tấm điện trở ổ cổng bị lỗi.
Biến tần chạy thì báo lỗi
- Nguyên nhân chính là do module IGBT bị hư.
- Dây nối đất không được thiết kế phù hợp.
- Biến tần đang chạy khi mất nguồn đột ngột.
- Do hỏng động cơ (nhưng rất hiếm).
Khắc phục
- Đo và kiểm tra IGBT.
- Kiểm tra phương pháp và cách nối đất thích hợp.
- Cắm lại và điều chỉnh cách cắm cáp IGBT.
- Hãy liên hệ với nhà sản xuất và đơn vị sửa chữa để được tư vấn và hỗ trợ thêm.
Lỗi OH1, OH2
- OH1: Lỗi quá nhiệt khối chỉnh lưu
- OH2: Lỗi quá nhiệt IGBT.
Nguyên nhân
- Các khe thông gió của bộ biến tần bị bụi bẩn hoặc có vật cản.
- Biến tần báo sai nhiệt độ thực tế.
- Quạt làm mát bị lỗi, chạy không liên tục hoặc gián đoạn.
Khắc phục
Trong tình huống trên, người dùng cần bình tĩnh và tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp:
- Làm sạch lỗ thông hơi thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn hoặc tắc nghẽn.
- Nếu quạt làm mát bị hư hỏng, cần sửa chữa hoặc thay thế quạt mới.
- Một giải pháp tạm thời hơn được đưa ra trong các tình huống khẩn cấp là điều chỉnh tần số sóng mang.
Nếu các cách trên vẫn không thay đổi được tình hình, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp hoặc công ty sửa chữa để được tư vấn thêm.
Nên sửa chữa biến tần ở đơn vị sửa chữa nào mới uy tín?
Khi nói đến dịch vụ sửa chữa biến tần, bạn có thể tin tưởng và đến ngay DH Automation. Tại đây nhận sửa chữa các loại biến tần như sửa chữa biến tần ABB, biến tần Siemens, biến tần KEB, Danfoss, Mitsubishi,…
Nhiều khách hàng chọn chúng tôi khi có nhu cầu sửa chữa biến tần vì:
- Dịch vụ cung cấp mang lại hiệu quả tối ưu: bảo trì, sửa chữa, thay thế linh kiện biến tần tại chỗ hoặc mang đến trung tâm,… được triển khai theo đúng quy trình chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian, chi phí,…
- Dịch vụ hậu mãi: DH Automation, đơn vị sửa chữa biến tần giá rẻ còn mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ hậu mãi tốt như bảo hành sau bảo trì, tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng, cung cấp tài liệu, dữ liệu sử dụng, kiểm tra biến tần.
- Chất lượng kỹ thuật viên và thiết bị hỗ trợ bảo trì: Hiện tại DH Automation quy tụ đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, tay nghề cao, chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tâm và nhiệt tình.
- Linh kiện thay thế biến tần chính hãng và các thiết bị máy móc hiện đại để hỗ trợ tốt nhất cho việc kiểm tra và sửa chữa biến tần.
Liên hệ với DH Automation để được tư vấn và hỗ trợ khắc phục các lỗi của biến tần ngay nhé:
- DH Automation – Công ty sửa chữa biến tần uy tín TPHCM & toàn quốc
- Địa chỉ: 5B6, Đường Số 8, KP. Phước Lai, P. Long Trường, TP Thủ Đức, TP.HCM.
- Hotline: 0934.959.340 (Mr.Hà)
- Zalo: 0907054874
- Website: https://dhautomation.vn/
Trên đây là bài viết cung cấp các lỗi thường gặp của biến tần. Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ những thông tin bạn cần để hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục nhanh nhất cho các lỗi ở biến tần.